DẠY CON GÁI TUỔI MỚI LỚN NHƯ THẾ NÀO?
Hỏi: Chị ạ, tôi có hai đứa con, một gái, đang học lớp 10 và một trai đang còn bé, mới 5 tuổi. Từ khi cháu lên cấp ba, tôi thấy cháu đòi ăn diện, thích sơn móng tay, chân màu mè, rồi còn dùng mỹ phẩm bôi môi, kẻ mắt. Cháu lại lười học, hay nói dối. Mối khi tôi xem đồ đạc của cháu, cất các đồ mỹ phẩm không cho cháu dùng, bảo cháu học là cháu lớn tiếng cãi lại mẹ và giờ đây quan hệ mẹ con rất xa cách, nặng nề. Cháu không nghe lời tôi nữa chị ạ, bố cháu thì mải bận công việc làm ăn, ít thời gian dành cho gia đình. Tôi lo lắm chị ạ, chị giúp tôi với.
Chuyên gia trả lời
Chị thân mến!
Tôi rất thông cảm với sự lo lắng của chị và nhiều ông bố bà mẹ có con ở độ tuổi này cũng có những lo lắng gần giống như chị.
Chị ạ, cháu đang học lớp 10, có nghĩa là cháu 15-16 tuổi. Đây là lứa tuổi dậy thì, cháu chưa hẳn là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con nữa. Cháu muốn khẳng định mình ở nhiều mặt và trước hết là hình thức chị ạ, kể cả con trai cũng như con gái.
Lúc này, các cháu bỡ ngỡ về thân thể của mình, nhiều cháu tuy rất xinh gái, đẹp trai nhưng vẫn cho mình là xấu do chưa thích nghi kịp với những thay đổi nhanh chóng của cơ thể. Thêm vào đó là những xao xuyến, rung động đầu đời do sự thay đổi sinh lý kéo theo biến đổi tâm lý.
Chị đừng quá lo lắng trước những thay đổi của con gái mình, hãy cố gắng trò chuyện, trao đổi với cháu để cháu chia sẻ với mẹ. Chẳng hạn, khi nhìn thấy cháu đang sơn móng tay màu khác thường, chị có thể lại gần, cùng ngắm với cháu, khen là màu này đẹp nếu như là màu của chiếc váy hay quần, nhưng có vẻ như không hợp với móng tay.
Hay khi thấy cháu đòi mua quần áo khác thường, chị cũng có thể đứng ngắm với cháu, khen nó sẽ đẹp nếu như ca sỹ hay người mẫu mặc khi biểu diễn, nhưng sẽ không đẹp với con gái vốn đã xinh đẹp một cách tự nhiên, …
Chị ạ, tôi hiểu do lo lắng mà chị lục lọi đồ của cháu hay cấm đoán cháu, nhưng những việc này lại chạm tự ái của cháu, vậy thì có thể không cần làm thế nữa mà chị vẫn có thể hoàn toàn kiểm soát được cháu. Quan trọng nhất là sự tin tưởng, tôn trọng, chia sẻ, trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ đẹp, nhẹ nhàng và sự gần gũi. Lúc chị là chỗ dựa tinh thần của cháu thì phần lớn những việc cháu làm chị đều có thể biết.
Cho các cháu tự do trong khuôn khổ nhất định chị ạ (việc cấm đoán ngặt nghèo thường gây ra nhiều vấn đề) và điều này có thể thiết lập bằng cách hai bên trao đổi thống nhất với nhau theo những nguyên tắc hai bên cùng thỏa thuận.
Chúc chị thành công!
Bài viết khác
- Tâm lý giáo dục con(783 lượt xem)
- Tư Vấn Tâm Lý Hôn Nhân - Gia Đình(3335 lượt xem)
- Tư Vấn Tâm Lý Giáo Dục Con Và Tâm Lý Học Đường.(3159 lượt xem)
- Khủng Hoảng Tâm Lý Và Phòng Chống Khủng Hoảng Tâm Lý Ở Tuổi Mới Lớn(1651 lượt xem)
- Làm Thế Nào Để Quên Những Điều Cần Quên(1662 lượt xem)
- Có Nên Gán Cho Trẻ Tội Ăn Cắp?(1589 lượt xem)
- Con Trai Phá Gia Chi Tử Mà Bố Mẹ Vẫn Chiều(1799 lượt xem)
- Xâm Hại Tình Dục Ở Trẻ Em(1624 lượt xem)
- Xử Trí Khi Con Gái Tuổi Teen Trộm Tiền Của Mẹ(4195 lượt xem)
- Tư Vấn Tình Yêu: Bạn Gái Phân Vân Cưới Bởi Tôi Nặng Gánh Gia Đình(1683 lượt xem)
- Bạn Trai Sốc Khi Nghe Tôi Kể Về Quá Khứ Nhiều Vết Nhơ(1527 lượt xem)
- Cực Dễ Để Nhận Biết Đâu Là Tình Yêu, Đâu Là Tình Bạn(4764 lượt xem)