Cực Dễ Để Nhận Biết Đâu Là Tình Yêu, Đâu Là Tình Bạn

Trong quá trình tư vấn, có nhiều thân chủ (lớn tuổi có – trung tuổi có – trẻ tuổi có) hỏi chuyên gia tư vấn tâm lý rằng:

-          Làm thế nào để phân biệt được đâu là tình bạn, đâu là tình yêu?

-          Sau khi tình yêu tan vỡ thì có thể làm bạn không?

Đã có rất rất nhiều các bài viết nói về sự khác biệt giữa tình bạn và tình yêu, tình yêu và các tình cảm khác. Các bài viết này thường đưa ra các tiêu chí biểu hiện bên ngoài để phân biết giữa tình yêu – tình bạn như:

“Tình yêu nhằm tiến tới hôn nhân, tình bạn là để giúp đỡ, học hỏi và chia sẻ nỗi niềm với nhau. Bạn có nhiều, yêu chỉ một…..”

 Tình bạn và tình yêu khác nhau thế nào? - Hanh phuc gia dinh, http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Tinh-ban-va-tinh-yeu-khac-nhau-the-nao/10758696/114/
Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn

“…Tình yêu và tình bạn là hai điều hoàn toàn khác nhau. Trong tình bạn, chàng trai có thể đối xử với một cô bạn một cách hơi sỗ sàng, không ga lăng nhưng khi một cô gái nào trở thành người yêu của anh ta thì thái độ sẽ trở nên khác biệt….”

Còn rất nhiều các bài viết khác nữa nói về sự khác nhau hay nói cách khác là phân biệt giữa tình yêu với tình bạn. Tuy nhiên, hầu hết đều không đề cập đến bản chất của các mối quan hệ đó.

Vậy, bản chất dễ phân biệt, dễ nhìn thấy nhất của các mối quan hệ này là gì?

Có quan điểm cho rằng:

Tình yêu và tình bạn là hai tình cảm tách biệt. Khi mối quan hệ giữa hai người là tình cảm yêu đương và có thêm sex (quan hệ tình dục) thì hai người đó trở thành 1 cặp. Nếu giữa hai người là tình bạn mà có thêm sex thì trở thành tình bạn bạn tình. Còn một mối quan hệ vừa có tình bạn, vừa có tình yêu, vừa có sex đó là một sự kết hợp hoàn hảo. Trong trường hợp mối quan hệ đó vừa có tình bạn, vừa có tình yêu nhưng không có sex là một mối quan hệ phức tạp.

liên kết:  tư vấn tình yêu, tu van tinh yeu, Bác sỹ tâm lý, Chuyên gia tư vấn tâm lý, chuyên gia tâm lý, chuyen gia tam ly, tu van tam ly, tư vấn tâm lý, tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình, trung tâm tư vấn tâm lý

Theo quan điểm cá nhân, với tư cách là một chuyên gia tâm lý, tôi cho rằng, thực ra, bản chất của các mối quan hệ này rất đơn giản.

Có thể hình dung như thế này: Ngoài các nhu cầu cơ bản để đảm bảo việc sinh tồn như: ăn uống, ngủ nghỉ, đi vệ sinh... và các nhu cầu khác cao hơn như: vật chất, tiền tài, danh vọng, quyền lực…., con người còn có hai loại nhu cầu nữa, hai nhu cầu này chính là yếu tố tạo nên các mối quan hệ tình cảm đó là:

1.      Nhu cầu tinh thần (được quan tâm, được yêu thương, chăm sóc, chiều chuộng…)

2.      Nhu cầu thể xác (tình dục hay chúng ta hay gọi theo tiếng nước ngoài là sex). Trong nhu cầu thể xác không chỉ có quan hệ tình dục mà còn có nhu được ôm ấp, vuốt ve, hôn…)

Tình yêu khác tình bạn ở chỗ nào? Khác ở chỗ một bên có sex (quan hệ tình dục), một bên không. Cách để bạn phân biệt tình cảm giữa hai mối quan hệ này đó là: Nếu bạn quý mến, yêu thương, thích thú với người khác mà bên trong bạn xuất hiện nhu cầu, mong muốn mang tính tình dục (được hoặc ôm, hôn, vuốt ve, âu yếm cao hơn là quan hệ tình dục) thì đó là tình yêu. Còn lại, cho dù bạn cực kỳ quý mến, cực kỳ yêu thương một người nào đó nhưng không nảy sinh những cảm giác tình dục thì đó là tình bạn. Cả hai mối quan hệ này giống nhau ở chỗ đều đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần và khác nhau ở chỗ, tình yêu có nhu cầu về thể xác còn tình bạn thì không.

Trong cuộc sống, chúng ta có nhiều mối quan hệ khác nhau. Trừ quan hệ theo kiểu xã giao, làm ăn, quan hệ tình cảm huyết thống, họ hàng, thân thích thì các mối quan hệ còn lại đều được duy trì nhằm hoặc là thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần, hoặc là thỏa mãn nhu cầu về mặt thể xác hoặc là thỏa mãn cả hai vấn đề đó.

Hãy điểm qua ba mối quan hệ xã hội đang tồn tại và cùng tìm hiểu xem có đúng là như vậy không.

1.      Người tình: Mối quan hệ này chỉ thỏa mãn nhu cầu tình dục, không có nhu cầu tình cảm (hay nói cách khác là nhu cầu tinh thần)

2.      Bạn: Mối quan hệ này chỉ là mãn nhu cầu về mặt tinh thần, không có nhu cầu về tình dục. Mối quan hệ này cũng có thể tồn tại, duy trì ở các cấp độ khác nhau. Thân, rất thân, không thân….

3.      Yêu: Đây là mối quan hệ khi những người tham gia vào mối quan hệ này và nảy sinh cũng như mong muốn được thỏa mãn cả hai nhu cầu tinh thần và thể xác (tình cảm và tình dục).

Bản chất này đúng với cả quan hệ đồng giới và quan hệ khác giới.

Kết luận lại, để nhận biết đâu là tình yêu, đâu là tình bạn các bạn có thể dựa vào công thức: tình yêu là tình bạn + ham muốn thể xác. Khi tình bạn có nảy sinh thêm nhu cầu về thể xác, tình cảm lúc này được chuyển sang một trạng thái khác mà chúng ta vẫn gọi nó là Tình yêu. Hay nói cách khác, tình yêu chính là một bước tiến cao hơn tình bạn.

Trong một số trường hợp đặc biệt, chưa phát sinh quan hệ tình bạn nhưng đã phát sinh tình yêu ngay lập tức (tình yêu sét đánh), điều này vẫn phù hợp bản chất vì khi một người gặp được đối tượng đúng ý (trong tiềm thức) làm phát sinh cả hai nhu cầu về tình cảm và thể xác một lúc.

Như vậy, một mối quan hệ nếu không có ham muốn tình dục thì chỉ là tình bạn mà thôi. Còn nếu mối quan hệ đó không gắn kết bởi nhu cầu tình thần hay nói cách khác không phải là tình bạn, chỉ có ham muốn tình dục thì khi đó là mối quan hệ bạn tình.

Quay lại câu trả hỏi của thân chủ về việc: Có thể tiếp tục duy trì mối quan hệ tình bạn giữa hai người sau khi kết thúc quan hệ tình yêu hay không? Câu trả lời là có thể hoặc không thể.

Dựa vào bản chất của các mối quan hệ, ta có thể có câu trả lời tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Quan hệ tình yêu vốn được duy trì nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu thể xác và nhu cầu tinh thần. Khi một trong hai nhu cầu này không còn nữa thì nói sẽ trở thành một mối quan hệ khác không phải là tình yêu.

Nếu nhu cầu về mặt tinh thần không còn nhưng vẫn còn nhu cầu về mặt tình dục thì lúc đó là mối quan hệ người tình.tư vấn tình yêu

Nếu nhu cầu về mặt tình dục không còn nhưng mối quan hệ này vẫn thỏa mãn và đáp ứng được nhu cầu về mặt tinh thần thì lúc đó tình yêu trở thành mối quan hệ tình bạn.

Còn, khi cả hai thứ nhu cầu kia không còn được thỏa mãn, có nghĩa tình yêu sẽ không còn.  Lúc này, hoặc là hai bên sẽ trở thành người dưng – coi như không quen biết hoặc tệ hơn nữa là kẻ thù (vì họ cho rằng đối phương là tác nhân dẫn đến việc tình yêu tan vỡ).

Có thể duy trì tình bạn hay không sau khi tình yêu tan vỡ phụ thuộc vào tình trạng đang tồn tại của mối quan hệ đó.

Hy vọng, với bài viết này, mọi người có thể phân biệt được thế nào là tình bạn, thế nào là tình yêu và tự mình trả lời được câu hỏi: Có tình bạn sau khi tình yêu tan vỡ hay không.-Tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình

Thân mến!

Ths tâm lý – chuyên gia tư vấn tâm lý

Ms Nguyễn Thị Thanh Vân

Bài viết khác